0

Rối loạn tích trữ là gì? | Safe and Sound

Rối loạn tích trữ còn được biết đến với tên gọi ám ảnh tích trữ (compulsive hoarding). Theo bác sĩ tâm thần, căn bệnh rối loạn này có đặc điểm là sự thu gom quá mức và/hoặc sự không có khả năng hoặc không sẵn sàng vứt bỏ một lượng lớn các đồ vật.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa rối loạn tích trữ

 Giu-lai-qua-nhieu-do-dac-la-mot-trieu-chung-roi-loan-tich-tru-safe-and-sound

Ảnh 1: Người bệnh thu gom quá mức và không thải đi các đồ vật

Các bác sĩ tâm thần cho biết, một người mắc bệnh rối loạn tích trữ không thải đi những đồ vật sở hữu đã sờn cũ, bởi họ sợ đến một lúc mình sẽ lại cần đến nó, hoặc rằng sẽ có việc gì đấy xấu xảy ra với người khác nếu họ vứt đi bất kỳ thứ gì. 

Người này trữ những đồ vật thuộc về tình cảm bởi họ tin rằng vứt chúng đi sẽ khiến cho nhu cầu cảm xúc của họ ngừng được đáp ứng. Người bệnh tiếp tục tích góp các thứ ngay cả khi họ đã hết chỗ cất. Tích trữ có thể là một rối loạn khó điều trị bởi người bị mắc bệnh không thấy nó là một vấn đề và cảm giác hết sức khó chịu khi phải giảm đi đống bừa bộn khiến cho họ tránh làm như thế. Một trường hợp khác là người mắc bệnh có thể nhận thức được vấn đề nhưng họ lại quá xấu hổ để có thể tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc lời khuyên từ bác sĩ tâm thần. 

2. Sống cùng sự tích trữ

Một người mắc rối loạn tích trữ có thể để cho đồ vật, thư rác, hoá đơn, biên lai và hàng đống giấy tờ chất chồng. Theo bác sĩ tâm thần, đống lộn xộn vốn là kết quả của việc này có thể sẽ tạo ra những nguy hiểm về sức khỏe và an toàn, gây khó khăn cho việc di chuyển từ phòng này sang phòng khác - điều này có thể gây ra nỗi khổ sở cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ và gia đình. Bác sĩ tâm thần khuyến cáo, điều này có thể dẫn đến tình trạng cô lập và các mối quan hệ với những người khác giảm sút hay khó khăn. 

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tích trữ theo DSM-5

  • Khó khăn kéo dài trong việc từ bỏ đồ vật mặc dù chúng không còn nhiều giá trị.
  • Sự khó khăn này là do trước đây có nhu cầu phải giữ gìn những vật dụng này và do cảm thấy stress khi phải từ bỏ chúng.
  • Khó khăn trong việc từ bỏ đồ vật vật dẫn đến dồn ứ và chiếm nhiều không gian sống và về cơ bản, cũng có những lúc cố gắng sử dụng chúng. Theo bác sĩ tâm thần, nếu có việc loại bỏ những vật dụng này để mở rộng không gian sống thì việc này là do sức ép của người khác (ví dụ như: các thành viên gia đình, người dọn vệ sinh, nhà chức trách).
  • Sự tích trữ gây ra stress đáng kể về mặt lâm sàng hoặc gây tổn thiệt đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác (bao gồm cả việc duy trì an toàn môi trường cho cá nhân và những người khác).
  • Rối loạn tích trữ không do một bệnh cơ thể khác (ví dụ: chấn thương sọ não, bệnh mạch máu não, hội chứng Prader-Willi).
  • Rối loạn tích trữ không thể được giải thích tốt hơn bởi một rối loạn tâm thần khác (ví dụ: ám ảnh trong rối loạn ám ảnh cưỡng chế, giảm năng lượng trong rối loạn trầm cảm chủ yếu, hoang tưởng trong tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần khác, suy giảm nhận thức trong rối loạn thần kinh - nhận thức, hứng thú hạn chế trong rối loạn phổ tự kỉ).

4. Điều trị rối loạn tích trữ

Các bác sĩ tâm thần cho rằng chứng rối loạn tích trữ không phải là một bệnh điều trị dễ dàng. Việc điều trị rối loạn tích trữ là một thử thách vì có những trường hợp người bệnh không nhận ra là mình đang mắc phải. Từ đó, họ không tin bản thân cần phải được điều trị.

4.1. Tâm lý trị liệu

Đây là phương pháp chính điều trị rối loạn tích trữ. Trong đó, liệu pháp nhận thức hành vi là hình thức phổ biến nhất được bác sĩ tâm thần sử dụng để trị liệu rối loạn tích trữ. Với liệu pháp nhận thức hành vi, người bệnh có thể:

  • Học cách xác định và loại bỏ những suy nghĩ liên quan đến việc tích góp đồ vật.
  • Tập chống lại ham muốn có được nhiều vật phẩm hơn.
  • Học cách sắp xếp và phân loại tài sản để giúp người bệnh quyết định loại nào nên bỏ.
  • Cải thiện kỹ năng ra quyết định và đối phó của bạn.
  • Dọn dẹp nhà cửa.
  • Học cách giảm sự cô lập và tăng cường sự tham gia của xã hội.

4.2. Sử dụng thuốc

Theo bác sĩ tâm thần, hiện nay chưa có loại thuốc nào có khả năng điều trị rối loạn tích trữ. Chứng rối loạn tích trữ thường xảy ra cùng lúc với các rối loạn khác như rối loạn lo âu và trầm cảm. Vì thế loại thuốc chống trầm cảm SSRI thường được sử dụng để điều trị cùng cho chứng rối loạn tích trí. Giúp người bệnh cân bằng các serotonin trong não, thuyên giảm các triệu chứng trầm cảm, cải thiện tinh thần. 

: Rối loạn tích trữ là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound